Xem ngày cưới hỏi đẹp là chuyện tất yếu trong văn hóa Việt từ xưa này. Ông bà ta tin rằng vận mệnh tử vi, hay phong thuỷ ngũ hành sẽ tác động lẫn nhau tới mỗi con người và có tác động trong mọi mối quan hệ. Nếu xem tuổi vợ chồng hợp nhau thì hôn nhân vẹn tròn đầm ấm, nếu xung khắc thì dễ dẫn tới chia ly. Tuy nhiên, để chọn được ngày thích hợp thì cần xem cả ngày sinh tháng đẻ của cô dâu chú rể nữa.
Vậy căn cứ để xem ngày cưới là gì?
Theo các chuyên gia Thuật số học, xem ngày cưới hỏi nên chọn các ngày sau: Ngày Bất Tương , ngày Hoàng Đạo, ngày Tốc Hỷ, ngày Đại An. Đồng thời để tránh những ngày xấu, hắc đạo để không ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân. Đặc biệt nếu phạm Kim Lâu thì năm tuyệt đối không thể cưới được. Vì năm hạn này sẽ làm xấu đi mối quan hệ vợ chồng trong tương lai. Cho nên tuyệt đối tránh kết hôn khi cô gái đến tuổi Kim Lâu.
1. Xem ngày cưới tốt
Ngày Bất Tương: Khi lập kế hoạch đám cưới, ông bà ta thường xem ngày cưới tốt nhất để nên duyên vợ chồng cho đôi lứa. Và thật là may mắn nếu như chọn được ngày đúng vào ngày Bất Tương thì quả là sự may mắn càng được nhân đôi, vốn được xem là ngày đại kiết để dựng vợ gả chồng.
Ngày Hoàng Đạo: Nếu ngày Bất Tương là ngày đẹp, âm dương được cân bằng thì ngày Hoàng Đạo là ngày đẹp có các sao tốt chiếu. Không chỉ trong cưới hỏi mà ngày hoàng đạo luôn là căn cứ lựa chọn để thực hiện mọi công việc. Đặc biệt là những công việc trọng đại trong đời. Bởi khi công việc thực hiện trong ngày này đều được xem là may mắn cho sự khởi đầu. Ngược lại tuyệt đối tránh ngày hắc đạo để những điều xấu sẽ không có cơ hội xảy ra.
Ngày Tốc Hỷ: trong phương pháp xem ngày cưới tốt theo Lục diệu là một ngày có tính chất mang đến niềm vui nhanh chóng, may mắn bất ngờ. Hiểu một cách đầy đủ thì Tốc Hỷ là niềm vui, may mắn, thành công diễn ra một cách nhanh chóng, bất ngờ. Như vậy, ngày Tốc Hỷ là một ngày tốt nên sử dụng để tiến hành nhiều công việc quan trọng như động thổ khởi công xây dựng, xuất hành cầu tài, khai trương, nhậm chức, nhập học, ký kết hợp đồng, xuất nhập hàng hóa, mua sắm phương tiện giao thông, quảng cáo, kết hôn, lễ cưới, ăn hỏi…
Ngày Đại An: là ngày có ý nghĩa là mang lại sự bình an, yên ổn, thịnh vượng, thành công, may mắn, bền vững trường tồn kéo dài. Như vậy, căn cứ vào đặc điểm của trạng thái Đại An là gì trong Lục Diệu ta sẽ thấy quẻ này cát lợi về nhiều phương diện, góc độ. Nó hoàn toàn không có mặt hạn chế, bất cập nào cả. Chính vì lẽ đó nhiều công việc tốt cho ngày Đại An như sau: Nhập học, nhậm chức, khai trương, cầu tài, xuất hành, ký kết hợp đồng, động thổ xây dựng nhà cửa, tổ chức hôn lễ, mua sắm phương tiện giao thông, cầu thầy bốc thuốc trị bệnh, an táng, cải táng… gặp được ngày này chủ nhân sẽ vinh hiển, đại cát, thăng tiến, tài lộc dồi dào, gia đạo an khang, phúc lộc đầy nhà.
2. Xác định những ngày xấu cho lễ cưới
Xem ngày cưới nên tránh các ngày khắc với bản mệnh của chú rể, cô dâu để tránh gặp tai ương ảnh hưởng đến hạnh phúc trong tương lai của vợ chồng trẻ. Đó là ngày Tam Nương, ngày có các sao xấu như Sát Chủ, Không Phòng, Không Sàng, Tứ Thời Cô Quả, Kiếp Sát…Tránh các trực Phá, Kiên, Bình, Thu.
Tuổi Kim Lâu: Trong dân gian Việt từ lâu đã có câu “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Nghĩa là tuổi của người phụ nữ phải xem có phạm Kim Lâu hay không. Trường hợp năm đó tuổi người phụ nữ phạm vào Kim Lâu thì sẽ không tốt cho việc cưới hỏi. Cách tính phạm Kim Lâu là lấy tuổi mụ của nữ để chi cho 9 nếu dư: 1,3,6,8 nghĩa là đã phạm vào Kim Lâu. Nếu tổ chức đám cưới sẽ không tốt cho cuộc sống của hai vợ chồng và đường con cái. Nếu muốn xem ngày cưới vào những năm Kim Lâu thì phải đợi qua ngày Đông Chí, là ngày rơi vào dịp cuối năm.
Bên cạnh đó, việc cưới gả nhất thiết cần tránh những ngày: Thiên Đả, Thiên Lôi, Tam Cường, Tam Nương, Sát Chủ, Thiên Ma.
– Ngày Thiên Đả tháng nào cũng có. Đó là vào các ngày âm lịch sau: tháng giêng, 2, 3 là ngày Dần, Sửu, Tuất. Tháng 4, 5, 6 là ngày Tị, Thìn, Hợi. Tháng 7, 8, 9 là các ngày Ngọ, Mão, Tí. Tháng 10,1, chạp là các ngày Mùi, Thìn, Dậu.
– Ngày Thiên Lôi chỉ xuất hiện trong 1 số tháng của năm. Đó là ngày Tí của tháng giêng và tháng 7, ngày Ngọ của tháng 4 và tháng 10, ngày Thân của tháng 5 và tháng 11, ngày Tuất của tháng 6 và tháng chạp.
– Ngày Thiên Ma xuất hiện nhiều trong cả năm. Cụ thể vào 3 tháng mùa xuân, ngày Thiên Ma là các ngày Mùi, Tuất, Hợi. Ba tháng mùa hạ là các ngày Thìn, Tị, Tý. Ba tháng mùa thu là ngày Thân, Dậu, Sửu. Ba tháng mùa đông là các ngày Dậu, Mão, Ngọ.
– Ngày Tam Cường là các ngày mồng 8, 18, 28 âm lịch hàng tháng.
– Ngày Tam Nương là các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng.
– Đặc biệt, ngày Sát Chủ là ngày đại kỵ không chỉ với việc hôn nhân mà trong hầu hết các công việc lớn như khai trương, động thổ, bỏ nóc… người ta đều kiêng. Trong các tháng, ngày đó là các ngày như sau: Tháng giêng ngày Tị, tháng hai ngày Tý, tháng 3 ngày Mùi. Tháng 4 ngày Mão, tháng 5 ngày Thân, tháng 6 ngày Tuất, tháng 7 ngày Sửu. Tháng 8 ngày Hợi, tháng 9 ngày Ngọ, tháng 10 ngày Dậu, tháng 11 ngày Dần, tháng chạp ngày Thìn.
Ngoài ra, người miền Bắc cũng kiêng cưới xin vào ngày cuối tháng hay đầu tháng âm lịch, còn người miền Nam kiêng cưới vào ngày rằm, mùng một hay ngày Phật đản vì đó là những ngày ăn chay, nhiều người sẽ không tới dự tiệc cưới mặn, và đặc biệt thì những ngày rằm mùng 1 còn kiêng chuyện động phòng, không chọn xem ngày cưới vào những ngày này.
Nếu cô dâu chú rể đang gặp hạn Tam Tai thì cũng tránh kết hôn. Trong đó, người tuổi Thân-Tí-Thìn gặp Tam tai vào năm Dần-Mão-Thìn; người tuổi Dần-Ngọ-Tuất gặp Tam tai vào năm Thân-Dậu-Tuất; người tuổi Tị-Dậu-Sửu gặp Tam tai vào năm Hợi-Tí- Sửu, người tuổi Hợi-Mão-Mùi gặp Tam tai vào năm Tị-Ngọ-Mùi.
Hơn nữa, ông bà ta còn xét tới một số hung niên mà con trai kị lấy vợ, con gái kị gả chồng. Ví dụ con trai tuổi Tí kị lấy vợ năm Mùi, con gái tuổi Tí kị lấy chồng năm Mão…
3. Chọn giờ, ngày làm lễ, đãi tiệc
Giờ đón dâu, rước dâu hay làm lễ cũng cần phải được cử hành vào “giờ hoàng đạo”, như thế sẽ giúp cho vợ chồng sau này được yên ấm. Kế hoạch cưới phổ biến hiện nay là nhà trai đón dâu vào sáng sớm, sau đó tổ chức tiệc cưới ngay buổi trưa cùng ngày. Như vậy thời gian nghỉ giữa hai nghi lễ hầu như không có, gây mệt mỏi cho đôi uyên ương. Nếu không gấp gáp, bạn nên đón dâu vào buổi sáng và tổ chức tiệc vào buổi tối.
Ở mỗi vùng miền khác nhau thì quan niệm về việc xem ngày cưới cũng khác nhau. Chẳng hạn ở miền Bắc, người ta thường chọn đúng vào ngày tốt để tổ chức tiệc. Còn người miền Nam thì không quan trọng ngày tốt lắm mà họ thường chọn vào ngày cuối tuần.
Để hôn lễ diễn ra suôn sẻ, bên cạnh xem tuổi vợ chồng kết hôn, cô dâu chú rể cũng nên lưu ý những điều kiêng kỵ sau:
– Kiêng tổ chức đám cưới khi chưa hết thời gian phát tang
– Khi đám rước dâu đi đến các cây cầu, ngã ba, ngã năm… thì cô dâu cần vứt tiền lẻ, gạo, muối xuống đường. Việc này ngụ ý cuộc sống vợ chồng sau này được suôn sẻ, giàu sang đủ đường.
– Không nên tổ chức cưới trước khi làm lễ ăn hỏi.
– Đồ vật mang tính “hung” như đồ sắc nhọn, có gai, búp bê trang trí, đồ cũ, hình ảnh của người khác… không nên xuất hiện trong phòng tân hôn để tránh tổn thương hòa khí vợ chồng.
4. Năm tuổi của vợ, chồng có cưới được không?
Năm tuổi là năm có địa chi (Tý, Sửu, Thìn…) trùng với cầm tinh của vợ/chồng. Những năm này được xem là năm hạn vì phạm phải sao Thái Tuế. Thông thường, vào năm tuổi, người xưa thường kiêng các việc lớn như cưới hỏi, mua nhà, tậu trâu…
Tuy nhiên, không phải lúc nào năm tuổi cũng là xấu. Bởi một năm có xấu hay không còn tùy thuộc vào bát tự, mệnh, sự xung khắc của tuổi trong năm đó. Tốt nhất cô dâu chú rể nên tránh cưới hỏi vào năm tuổi. Trong trường hợp bắt buộc, bạn có thể dựa vào bát tự để xem bản thân mình có thể cưới xin hay hóa giải hay không.
Nếu phải cưới, các đôi uyên ương có thể tổ chức tiệc cưới trước nhưng các nghi lễ cưới hỏi thì chọn thời điểm phù hợp hơn.
5. Kết hôn nên xem tuổi âm hay dương?
Thông thường, khi xem tuổi cho việc cưới xin, người xưa thường xem tuổi âm lịch của đôi vợ chồng tương lai. Bởi tuổi này sẽ giúp cho uyên ương biết được năm dự định cưới có hợp với bản mệnh của cả hai hay không. Thêm vào đó, nếu có xung khắc, bạn cũng sẽ có cách hóa giải để cuộc sống hôn nhân suôn sẻ và trọn vẹn.
Bên cạnh xem ngày cưới, theo tử vi, mỗi năm sẽ có 2 tháng đại cát và đại lợi, thuận lợi cho việc cưới xin, tùy theo tuổi của vợ/chồng. Các cặp đôi có thể tham khảo thông tin dưới đây để chọn tháng cưới phù hợp với cả hai nhé:
– Tuổi Tý, Ngọ: Tháng 6, tháng chạp
– Tuổi Sửu, Mùi: Tháng 5, tháng 11
– Tuổi Dần, Thân: Tháng 2, tháng 8
– Tuổi Mão, Dậu: Tháng giêng, tháng 7
– Tuổi Thìn, Tuất: Tháng 4, tháng 10
– Tuổi Tỵ, Hợi: Tháng 3, tháng 9
Hôn nhân là chuyện đại sự của đời người nên việc xem ngày cưới đẹp để tổ chức hay chọn ngày ăn hỏi rất được coi trọng. Đây là nét văn hóa của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Ông bà ta xem tuổi chọn ngày chính là mong muốn mang tất cả những điều tốt lành nhất đến với hai con người sắp nên duyên chồng vợ. Nói chung, việc chọn ngày cưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan nên bạn cần phải cân nhắc thật cẩn thận. Ông cha ta có câu “Có thờ có kiêng, có thiêng có lành”, vì vậy, cẩn thận cũng sẽ không thừa.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH THT Media
Địa chỉ: Đường 36 – KĐT Tây Hồ – Quế Võ – Bắc Ninh
Hotline: 0375 433 678 – 0973 494 999 – 0973 019 529
Email: thtmediaqvm@gmail.com